Thực phẩm chức năng trở nên quen thuộc, được nhiều người lựa chọn để bổ sung cho thể, chăm sóc sức khỏe hay hỗ trợ điều trị. Nhiều đơn vị nghiên cứu, sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng ra thị trường. Tuy nhiên, để sản phẩm được phép lưu hành, hoàn thiện các bước để phân phối thì yêu cầu cần có công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan chức năng.

Doanh nghiệp loay hoay, nên xin giấy công bố chất lượng sản phẩm ở đâu? Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm giám định chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng? Chia sẻ thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm.

Căn cứ pháp lý công bố chất lượng sản phẩm 

Thực phẩm chức năng là sản phẩm bổ sung, cải thiện tình trạng sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhưng không phải là thuốc. Sản phẩm được nghiên cứu sử dụng riêng cho từng đối tượng, với thành phần đặc điểm các chất khác nhau. Việc đưa sản phẩm ra thị trường phân phối, cần được cơ quan chức năng phê duyệt, đánh giá kiểm tra. 

Công bố chất lượng thực phẩm chức năng nhằm nâng cao tính an toàn, được cơ quan chức năng quản lý, khi đưa ra thị trường. Các căn cứ pháp lý để được cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm:

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2012.
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP – hướng dẫn chi tiết về luật an toàn thực phẩm.
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT – hướng dẫn công bố sản phẩm hợp quy và đạt các điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT – tiêu chí quy định về thực phẩm chức năng.
  • Nghị định 47/2017/NĐ-CP – quy định về nhãn hàng hóa.

Xem thêm tại: 

http://luattoanlong.vn/Giay-phep/Giay-phep-thuc-hien-quang-cao-ngoai-troi-172.html

Đối tượng cần đăng ký công bố chất lượng sản phẩm cụ thể bao gồm: 

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
  • Thực phẩm sử dụng cho chế độ ăn kiêng, đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học điều trị.
  • Thực phẩm sử dụng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi.
  • Sản phẩm có phụ gia mới được nghiên cứu, không nằm trong nhóm phụ gia đã được cấp phép.

Thủ tục và địa chủ cấp công bố chất lượng sản phẩm cho thực phẩm chức năng

Nhà nước quy định rất rõ ràng về vấn đề công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng. Với các bước quy trình cần được tuân thủ để tránh thiếu sót thông tin, giấy tờ. Thủ tục công bố chất lượng thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Bản đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu 02, trong Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
  • bảng kê khai thông tin sản phẩm theo mẫu 03B, trong Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
  • Chứng nhận sản phẩm lưu hành tự do.
  • Phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, thời gian trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Thông số sẽ tùy thuộc vào từng loại sản phẩm kiểm nghiệm.
  • Bản kế hoạch giám sát định kỳ của doanh nghiệp.
  • Nhãn sản phẩm quốc tế hoặc Việt Nam.
  • Mẫu sản phẩm đã hoàn chỉnh và tài liệu khoa học chứng minh về hiệu quả, công dụng, tác dụng phụ của sản phẩm.

Hồ sơ hoàn thiện và nộp tại cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định sản phẩm.

Giấy công bố chất lượng sản phẩm quan trọng, có ý nghĩa như giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường. Giấy công bố chất lượng cũng tạo lòng tin hơn cho người tiêu dùng về chất lượng và hiệu quả của thực phẩm chức năng mới.

Xin giấy công bố chất lượng, là tiền đề và điều kiện để hoàn thành thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định, ra mắt trên thị trường. Hy vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc về địa chỉ để xin giấy công bố chất lượng sản phẩm.